-
- Ý kiến của Minh Liên
- NGHĨ VỀ "NỘI DUNG MỘT BÀI BÁO"
- (Trên tạp chí GIAO ĐIỂM và CHUYỂN LUÂN)
Sau khi đọc được bài viết
"Bụt hay Phật" trên tạp chí "GIAO ĐIỂM" của tác giả
Phan Mạnh Lương, chúng tôi không ngại cái dở của mình trong việc viết
lách, cũng xin được nêu lên đây vài cảm nghĩ về vấn đề đó. Chúng
tôi cũng xin được thưa trước rằng đây chỉ là suy nghĩ của một cá
nhân vì cảm nhận được... hình như là "người ta" có một ý đồ....
gì đó trong vấn đề này....???
Nhưng trước hết chúng tôi xin lượt
qua các điểm chính mà chúng tôi muốn đề cập rồi sẽ kết luận sau:
Sau khi đọc bài viết "Bụt hay
Phật" và được Tác giả Phan Mạnh Lương cho biết vấn đề được nêu
lên trong một bài tiểu luận cùng tựa của tác giả Nguyễn trọng Phu
đăng trên tạp chí "Thế kỷ 21" số 123, chúng tôi đã mở máy vi
tính vào "Web site: WWW.Kicon.com/theky21" để đọc lại cho được
nguyên văn của bài tiểu luận đó và sau đây chúng tôi xin ghi lại những
điểm chính về một cảm nghĩ mà chúng tôi đã có được:
Trong phần I "Lý do đặt vấn
đề" tác giả Nguyễn Trọng Phu (NTP) có nói rằng:
"Trong khoảng mươi mười
lăm năm nay, trong một số các đạo tràng Phật giáo, một số các chùa,
nhóm tu học, cũng như một số sách báo Phật giáo, đã xuất hiện một
danh từ mới, đó là danh từ Bụt, để tôn xưng bậc Giác ngộ, mà trước
đây, người ta vẫn thường gọi là Đức Phật..."
Chúng tôi nghĩ rằng nếu ông NTP đừng
nói bao gồm "một số các chùa" trong đó thì còn dễ dàng chấp nhận
được chớ còn nếu vì muốn phóng đại để thuyết phục mà ông nói
"một số các chùa" cũng thay danh từ Phật bằng danh từ "Bụt"
thì tôi cho rằng không ổn, vì sao? Vì theo tôi nghĩ, chỉ có các làng Mai,
làng Hồng.... của Thiền sư Nhất Hạnh và những kinh hay sách của Thiền
sư Nhất Hạnh viết hay soạn mới thường xài từ "Bụt"....
Vì... Nếu nói về mấy ngàn năm
trước, về thời tổ tiên của chúng ta, khi tổ tiên của chúng ta còn vận
khố thì thú thật chúng tôi không biết... nhưng trong thời hiện tại thì
khi đã nói là chùa thì người ta thờ "PHẬT", có ông thầy trụ
trì, thường ngày có một số Phật tử tề tựu để gỏ mõ tụng kinh và
những lúc như vậy chúng tôi dám cam đoan rằng không có chùa nào dạy Phật
tử niệm rằng:
- "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni... Bụt"
- Hay là đổi sáu chữ niệm hồng danh thành ra:
"Nam mô A Di Đà Bụt"....
Và các Thầy, các Cô gặp nhau thì
chắc chắn là họ chào nhau bằng:
- - Mô Phật, chào Thầy
- - Mô Phật, chào Cô...... chớ chả bao giờ
có ai lại nói:
- - Mô Bụt, chào Thầy
- hay: - Mô Bụt, chào Cô....... Nghe nó tiếu lâm
làm sao ấy.....
Và một điều chúng tôi có thể
nói một cách chắn chắn rằng: Không bao giờ ở trong chùa có những câu
niệm Phật hay cầu nguyện quái đãn và khó nghe như:
- .......... Bụt chúng sanh tánh thường rỗng lặng....
- .......... Mười phương Bụt bảo hào quang sáng ngời...
Hay: "Chí tâm đãnh lễ.....
"Nam mô tận hư không biến
pháp giới hóa hiện vị lai thập phương chư...Bụt"(!)
Chúng tôi cũng dám cam đoan rằng tác
giả NTP chưa bao giờ và sẽ không bao giờ xưng mình là "BỤT TỬ"
và tôi cũng dám cam đoan rằng tác giả NTP sẽ không đủ can đảm kêu gọi
các "GIA ĐÌNH PHẬT TỬ " trên khắp thế giới đổi danh xưng là
"GIA ĐÌNH BỤT TỬ"?
Trong đoạn kế đó tác giả NTP có
nói đại ý rằng chữ Bụt là do Tổ tiên xa của chúng ta từ hai ngàn năm
trước đã dùng nhưng tổ tiên gần của chúng ta lại làm gián đoạn không
xài nữa.... bây giờ theo ý của tác giả NTP là nếu đem xữ dụng lại thì
sẽ gây một số "hiểu lầm".... Theo thiển nghĩ dùng chữ "chướng"
có lẽ hợp lý hơn, cũng như tổ tiên xa của chúng ta ngày xưa vận khố....
gián đoạn không dùng một thời gian và nếu bây giờ tác giả NTP kêu gọi
người Việt vận khố trở lại thì sẽ thấy.... chướng mắt chớ không
thể lầm lẫn giữa cái quần và cái khố được....?
Ở đây chúng tôi nghĩ, chúng ta
nên cho Tổ Tiên gần của chúng ta một điểm son vì...... Có phải chăng
(?) vì các Ngài thấy rằng chữ "Bụt" chỉ là âm đầu của chữ
"Buddhã", vô nghĩa và không nói lên được một khía cạnh nào của
chữ "Vô" hay "sắc sắc... không không..." cho nên các Ngài
mới thay vào đó bằng một chữ (Tàu) tượng nghĩa, mang tính thiêng liêng
và gợi trí tò mò, gợi lòng nghi của con người hơn.... Đó là chữ
"Phật". Vì có nghi thì mới có nghĩ, có tìm hiểu, hiểu được rồi
thì là ngộ.... nghi nhiều ngộ nhiều, không nghi không ngộ....?
Đến phần III, tác giả đã bỏ
khá nhiều công phu để sưu tầm tài liệu để chứng minh rằng theo tác giả
thì thay đổi từ "Phật" thành "Bụt" thì đúng hơn, hợp
lý hơn.... Nhưng tác giả lại nói rằng:
"... theo từ điển này (của
Alexandre de Rhodes) thì hai danh từ Bụt và Phật đều đã được dùng để
gọi Buddhã...."
Như vậy ai dùng từ nào thì dùng
sao còn kêu gọi thay đổi làm gì? Có phải chăng muốn thay đổi để hổ
trợ cho "ai đó" thực hiện một ý đồ gì đây chăng ?
Hơn nữa ai cũng biết, vào thời
các cha các cố của những người Việt Thiên Chúa mới vào đất nước Việt
Nam thì họ muốn bằng mọi cách tiêu diệt hoặc hạ nhục hay bôi bác các
tôn giáo khác để không ai muốn theo. Hơn thế nữa, nếu họ mà giết được
hết những người nào không chịu theo đạo Chúa thì họ cũng sẵn sàng
(Biết bao nhiêu tài liệu đã được các học giả phơi bày trong thời gian
gần đây.) Và như vậy thì những báo cáo của những Bento Thiện (Dòng
Tên) gởi về La mã toàn là những báo cáo mang nội dung bất lợi cho các
tôn giáo khác nói chung chớ không riêng gì "Bụt giáo" (!) (Chúng
tôi tập xài tiếng "Bụt" ông NTP đó!) Vậy sao còn căn cứ vào
các báo cáo đó để đặt vấn đề?
Nếu vậy sao không căn cứ vào các
báo cáo đó để vận động đồng bào Việt Nam đổi tên nước của mình
trở lại thành "Annam" đi để cho tổ tiên lâu đời của chúng ta
khỏi mang nổi buồn sâu đậm...? Có ai nghe trong số hơn 70 triệu con dân
Việt Nam (hay mấy triệu dân Annam vào thuở xa xưa) than rằng:
- Trời Bụt ơi!!!.....
Có phải chăng (?) tác giả nghĩ rằng
khi đã thay thế được chữ "Phật" thành chữ "Bụt" thì
pháp môn Tịnh Độ sẽ dần dần đi vào quên lãng và rồi người ta sẽ
đổ xô nhau tìm chỗ...ngồi.... thiền ? Vì dù có can đãm mấy đi nữa
cũng không ai niệm:
"NAM MÔ A DI ĐÀ.. BỤT"
Chúng tôi dám cam đoan rằng chính
tác giả NTP cũng chưa chắc đã thay đổi được cách tụng niệm như vậy.!??
Trong Phần IV, Tác giả viết:
"Cứ xét đến sự kiện, vào
cuối năm 1997, sau khi một số khá đông người gọi Buddhã là Bụt một
cách rất tự nhiên, mà vẫn có người cho rằng danh từ Bụt là chữ của
ông này..., ông nọ, thì việc giải đáp thắc mắc này không phải là vô
ích...."
Sao tác giả không nói thẳng ra là
của Thiền sư Nhất Hạnh cho được việc? Vì từ xưa nay và theo chỗ
chúng tôi biết thì có thể nói Thiền sư Nhất Hạnh là người đầu tiên
đã khuyến khích người khác dùng chữ "Bụt" thay chữ "Phật"...?
(Hình như từ cuối thập niên 50 trở về sau này, còn trước đó thì
không có ai bày như vậy mà ai muốn gọi sao thì gọi?)
Chúng ta hãy nghe tác giả NTP nêu
lý do: (Các câu viết chữ xiên là nguyên văn của ông Nguyễn trọng Phu)
1. a/ "Danh từ Bụt được dịch
hợp lý từ chữ Phạn Buddhã, vì cùng âm B với nhau"!
Chúng tôi dù học dốt vẫn biết
được rằng chữ "Bụt" là âm đầu của chữ Buddhã chớ đâu có
phải Buddhã được dịch nghĩa là "Bụt"!? Nếu như vậy thì học
phiên dịch ngoại ngữ rất dễ dàng như các anh nghệ sĩ hài hước đã
thông dịch trong các màn hài kịch vậy thôi..!!! "Bu-đa" cứ dịch
là "Ba-đu" vì cũng cùng âm "B" với nhau mà....!!!
b/ "Xét chung trên thế giới,
thì hai thứ tiếng phổ thông nhất là Anh và Pháp cũng đều dùng âm
"B" để dịch như thế (Pháp:Bouddha, Anh: Buddha)."
Tưởng đâu hay ho gì... nhưng cũng
chỉ là trò... bỏ Tàu theo Tây theo Mỹ, không khéo sau này tác giả NTP sẽ
vận động thay đổi một số chữ nữa: Thí dụ như trong văn thơ thay vì
nói "thanh" để chỉ màu "xanh" thì tác giả NTP sẽ vận động
đổi thành "Blanh" vì tiếng Tây là "Bleu", tiếng Anh là
"Blue" là hai thứ tiếng phổ thông nên dùng âm...Bờ Lờ (BL) cho
được giống Tây hay Anh hơn!! Xin can...
c/ "Chúng ta rất tri ân Tổ
tiên từ thượng cổ của chúng ta đã khéo léo dịch danh từ Buddhã
"ra chữ Bụt và lưu truyền lại cho chúng ta mãi đến ngày nay."
Chúng tôi lại cũng xin tri ân Tổ
tiên xa của chúng ta đã đã sáng suốt mà nhận thấy rằng từ "Bụt"
chỉ là âm đầu của danh từ chữ Phạn "Buddhã" là vô nghĩa nên
đã mượn từ "Phật" của Tàu có ý nghĩa hơn?? Có phải chăng vì
các Ngài đã nghĩ rằng chữ nào cũng là mượn thì thà mượn cái nào cho
có ý nghĩa, chớ không phải vì nó là Anh là Tây, cho là ngon lành hơn rồi
theo nó mà mượn....
2. a/ "Làm giàu trở lại
ngôn ngữ Việt......."
Chúng ta có hai cái áo, một cái áo
cũ chúng ta không xài, xếp cất đó nhưng không vứt đi và lâu lâu lấy ra
thay đổi, như vậy đâu có nghĩa là chúng ta giàu trở lại...
b/ "... Xin trả lời rằng,
chúng ta sẽ dùng cả hai danh từ, như cha ông chúng ta vẫn thường sử dụng
vậy....Có bất hợp lý và kỳ thị chăng, là một người lại chủ
trương chỉ dùng danh từ Phật mà thôi..."
Đạo Phật rất bao dung, anh đi đường
của anh, tôi đi đường của tôi, anh tu Thiền kệ anh, tôi tu theo Tịnh Độ
thì cứ sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật" mà tôi niệm. Có bất hợp
lý và kỳ thị chăng là khi người ta cứ phải muốn tôi sửa theo họ mà
niệm "Nam Mô A Di Đà Bụt".... Nếu biết nói như trên sao tác giả
NTP còn than là phải mất mấy chục năm mới thay đổi được "Phật"thành
"Bụt"?
3. a/ Bồi đắp gốc rễ tâm linh. Quả
thật đối với một số người lớn tuổi, không sinh sống gần gũi với
nhân dân miền Bắc, và ít có dịp tiếp xúc với văn chương quốc âm,
thì sử dụng danh từ Bụt có phần ngở ngàng và không chừng còn có mặc
cảm là có mới nới cũ nữa..."
Tác giả nói hơi quá chăng? Bởi vì
như đã nói, từ "Bụt" đã không dùng từ bao nhiêu thế kỷ nay,
nay nếu có đem ra dùng lại cũng như xài dao cùn (dao cũ) vậy thôi chớ có
gì gọi là bồi đấp gốc rễ tâm linh? Hay đó chỉ là một câu nhại lại
cho.... kêu vậy thôi?
Ở đoạn kế tiếp tác giả lại
nói quá rồi. Bởi vì một đứa con nít cũng biết chấp nhận: Anh ở miền
Bắc anh nói cái "màn", còn tôi miền Nam tôi nói cái
"mùng" nhưng anh hiểu tôi tôi hiểu anh là đủ rồi... Hay ý của
tác giả muốn nói rằng: Tác giả ở ngoài Bắc, tác giả có dịp tiếp cận
với văn chương quốc âm cho nên nói "Bụt" hay hơn, có vẻ văn
chương quốc âm hơn người miền Nam ít có dịp tiếp cận với văn
chương quốc âm cho nên gọi là Phật ? Cho dù như vậy là thật đi nữa
(nhưng sự thật chưa chắc như vậy) thì cũng đâu có gì gọi là ngỡ
ngàng hay mặc cảm? Mặc cảm chăng là tác giả đã mặc cảm vì đã ngấm
ngầm hổ trợ cho ý đồ (?) Phá hoại Đại Thừa, tiêu diệt Tịnh Độ để
người ta quay sang các pháp môn khác... ???
b/....thì các sinh hoạt về văn hóa
tâm linh trải dài trong khoảng 13 thế kỷ ấy, tạm kể từ thời Hai Bà Trưng,
nhất định phải có tiếng Việt riêng để gọi Buddhã chớ không phải chỉ
có một tiếng Phật mượn từ chữ Nho mà thôi."
Có phải chăng (?) theo tác giả thì
từ "Phật" mượn của chữ Nho không nên xài, xài tiếng "Bụt"
mượn của tiếng Phạn cho giống..... Tây, giống Ăng lê một chút chăng? Vì
tiếng Tây và tiếng Anh đều có vần "B" đầu... Chúng tôi nghĩ,
đem cái đầu óc vọng ngoại mà tìm hiểu về... Phật pháp thì thật là
không nên.... (Chúng tôi chưa quen gọi là "Bụt pháp" nên cứ gọi
là "Phật pháp" vậy.) Cũng như đã có người chê mấy chữ "sư
huynh", "sư tỉ" của Tàu mà đổi thành nửa nạc nửa mỡ
là... "sư anh", "sư chị".... Và Việt Cộng thì thay vì gọi
là "phi cơ trực thăng" thì gọi là "máy bay lên thẳng",
nhà "bảo sanh" thì đổi là "xưởng đẻ" vậy.... ôi...!!
c/...Nếu một vài gia đình, sau khi
di cư ra nước ngoài, con cháu chỉ muốn gọi nội ngoại mình là Grandpa,
Grandma ... làm cho ông nội, bà ngoại buồn phiền không ít, thì tổ tiên
lâu đời của chúng ta, nếu có sống lại, mà không được nghe cái thứ
tiếng mà xưa kia Quý vị đã từng được nghe, cũng đã từng ử dụng
thì thử hỏi cái buồn sẽ sẽ sâu đậm đến như thế nào?..... Vả lại,
đối với bản thân mỗi người, thì bất cứ lúc nào, cũng được tự do
khấn nguyện Phật hay Buddhã, hay Bụt tùy ý thích."
Tổ tiên lâu đời của chúng ta
ngày xưa vận khố, đến đời ông Cố, ông Sơ của chúng ta (tức là Tổ
tiên gần) có lẽ vì thấy vận khố đi nhong nhong... khó coi quá cho nên bắt
chước Tây, bắt chước Tàu may quần, may váy mà mặc cho dễ coi một
chút, bây giờ thấy con cháu nghe theo lý luận của Tác giả NTP mà... cởi
quần vận khố lại thì... có lẽ Tổ tiên của chúng ta sẽ... thở ra và
mĩm cười..... (xin mượn mấy chữ...)
Có lẽ vì lo người ta sẽ nắm
được cái "tẩy" nên đành phải nói một câu vuốt nhẹ nhẹ rất
là.... ba phải.... :
Vả lại, đối với bản thân mỗi
người, thì bất cứ lúc nào, cũng được tự do khấn nguyện Phật hay
Buddhã, hay Bụt tùy ý thích.
Vì nếu thật sự tác giả có nghĩ
như vậy thì bỏ công viết bài vận động thay từ "Phật" thành từ
"Bụt" như tác giả đã nói ở đầu bài làm gì? Và lại còn than
là phải mất mấy mươi năm nữa mới thay được từ "Phật" bằng
từ "Bụt"....
Dĩ nhiên, việc thay đổi một tập
quán, kể cả tập quán về ngôn ngữ, đòi hỏi cần có nhiều..... thời
gian khá lâu, có thể đôi ba mươi năm, mới có thể thực hiện trọn vẹn
được.Nhưng nếu có được một số đông người hiểu biết rõ lý do vì
sao nên thay đổi như vậy, thì tiến trình thay đổi nhất định sẽ được
thuận lợi nhanh chóng hơn.
Để kết luận, chúng tôi hoàn
toàn đồng ý với tác giả Phan Mạnh Lương trên "Giao Điểm" là
không cần phải vận động thay thế. Cứ tùy duyên, tùy cảnh, tùy thích
mà dùng miễn đừng lầm lạc giữa phương tiện và cứu cánh.
Nhưng..... (lại chữ
"nhưng") chúng tôi xin được không đồng ý với tác giả Phan Mạnh
Lương trên báo "Giao Điểm" khi nói rằng:
Có dùng từ Bụt/ Phật hay
không, hay dùng từ này mà bỏ từ kia thì cũng chẳng nhằm nhò, hề hấn
gì....
Theo chỗ chúng tôi nghĩ thì không
đơn giãn như vậy.... Bởi vì nếu người ta thay đổi được từ "Phật"
thành từ "Bụt" thì tương lai về lâu về dài pháp môn Tịnh Độ
có lẽ sẽ biến mất, mà pháp môn Tịnh Độ (niệm Phật) do chính Đức
Thế Tôn khai sáng để dành cho quảng đại chúng sanh.... Nếu chúng ta
khuyên một anh nông phu, bày vẻ cho chị bán hàng rong hay là một anh phu
xích lô cách niệm Phật để tỉnh tâm hay để vãng sanh thì họ còn có thể
làm theo được nhưng nếu gặp những người đó mà bảo họ mỗi ngày phải
ngồi thiền vài ba mươi phút hay một tiếng đồng hồ thì làm sao họ thực
hiện được? Cho nên chữ "Phật" còn thì pháp Môn Tịnh Độ mới
mong còn có chỗ đứng để làm phương tiện dẫn dắt cho quảng đại quần
chúng tìm về cuộc sống tâm linh cao đẹp như ý Đức Thế Tôn hằng mong
muốn....
Thãm thương thay, trong thời hiện tại
đã có xuất hiện mấy người chỉ vì bã lợi, danh, vì muốn cái bản
ngã được tôn vinh mà họ đã rắp tâm tiêu diệt (?) pháp môn Tịnh Độ
nói riêng và Đại Thừa nói chung, những người đó đâu có khác gì những
người tự xưng..."vô thượng sư", "Thầy" nhân điện hay
là một ông già tự xưng là "Bé"....?
Xin chấm hết bài này bằng lời dạy
của Đức Thế Tôn được trích trong bài "Con đường chuyển hóa"
của Giáo sư Trần Chung Ngọc - Giao điểm số 36:
"Này các bạn, các bạn đừng
vội tin vào một điều gì dù điều đó là điều mà người ta thường nói
đến luôn, dù điều đó có trong kinh điển, dù điều đó là do một bậc
thầy mà thiên hạ tôn sùng nói ra. Các bạn chỉ nên chấp nhận và tin
vào những điều mà các bạn thấy hợp với lý trí của các bạn...."
Minh Liên
Ý kiến của tác
giả Vô danh
Melbourne , ngày 12/07/2001
Kính gửi ông Nguyễn văn Hóa
Tôi là một độc giả thường xuyên
của trang nhà Giao Điểm trên mạng lưới Intenet . Tôi đã đọc qua những
bài viết về Bụt hay Phật của hai tác gỉa Phan Mạnh Lương và Minh Liên
, tôi xin có đôi chút ý kiến như sau:
1. Cả hai tác giả đều qúa chú trọng
tới từ Bụt hay Phật mà quên đi cái tầm quan trọng của ý nghĩa hai chữ
trên .Điều cần thiết là phaỉ hiểu rõ lịch sử và giáo lý của Đức
Phật , tên gọi chỉ là cái bè để qua sông thôi , đến được bờ gíac
ngộ rồi thì hãy quên bè đi.
2. Thầy Nhất Hạnh thích dùng chữ
Bụt vì có lẽ dễ đọc cho ngườI Tây phương .Qua bên Úc này , một số
ngưới mình phải sửa tên một chút để tránh sự khó chịu khi đọc theo
lối tiếng Anh như các tên gọi Dung hay Phúc , được đổi thành Dzung hay
Phook .
3. Tác gỉa Minh Liên có lẽ không lấy
làm hài lòng về phương pháp truyền bá đạo Phật ở phương Tây của thầy
Nhất Hạnh nên có vẻ khó chịu với những gì thầy NH đang thực hiện ,
sở dĩ thầy NH làm như vậy vì những lý do sau:
3i. Hiện nay thầy NH đang sống ở
một nước Tây phương , có rất nhiều ngưới Tây phương muốn tìm hiểu
đạo Phật nên cần phaỉ có một phương pháp học hỏi riêng cho họ , cũng
giống như 20 thế kỷ trươc kia , khi đạo Phật truyền vào nước ta , chúng
ta đã có sẵn truyền thống thờ cúng tổ tiên cũng như những niềm tin khác
. Đạo Phật không chấp nhất vớI những điều đó , cho nên một sớ điều
đã gây nên hiểu lầm sau này như việc cúng sao giải hạn, xin xăm v.v.
như là nhửng tin tưởng có tính cách dị đoan, đồng nghĩa với những gì
Phật dậy .
3.ii Các người Tây phương tìm đến
vơi đạo Phật đều có một gốc rễ chung là Ky tô giáo , nó đã ăn sâu
vào trong hành động , suy nghĩ rồi . Phật giáo không có khuyên hay ép họ
từ bỏ hoặc vứt bỏ nguồn gốc như những nhà truyền giáo Ky tô đã và
sẽ làm . Hơn nữa vừa giảng dậy Phật pháp , vừa giúp họ hiểu rõ
Thánh kinh, Thánh kinh của sự hiểu biết , chứ không phải những gì được
bộ máy tuyên truyền của những kẻ mệnh danh là khai phá, mở mang v.v. mà
lại đi lập những tòa án để xét xử những người không cùng tôn giáo
với họ. Cho nên thầy NH mới viết cuốn sách Living Buđha Living Christ . Đó
chỉ là cái bè để giúp những người này qua sông thôi. Dần dần họ
giác ngộ và không cần dùng cái bè đó nữa.
3.iii. Đối ngừơi Việt mình , thầy
NH cũng muốn có những kinh sách dễ hiểu bằng tiếng Việt để mọi người
có thể đọc và hiểu , nên viết rất nhiều sách với những mục đích
trên . Như đã trình bầy ở trên , đó cũng chỉ là những cái bè , không
hơn không kém.
Tôi cũng xin nói thêm , tôi không phải
là đệ tử và cũng chưa bao giờ được gặp thầy NH.
Trên đây chỉ là những hiểu biết
nôm na cua một người mới học Phật pháp, nếu có gì sai trái , xin các bạn
độc giả vui lòng chỉ giáo .Thành thật cảm ơn . Cầu nguyện cho các bạn
thân tâm thường an lạc.
Một Phật tử đã qui y từ lâu nhưng
không còn nhớ được pháp danh.
Home