-
- Quan điểm của Phật giáo đối với các
tôn giáo khác
- HT. K. Sri Dhammananda
- Thích Nữ Giới Hương dịch
Mục đích của bài viết này
là để hổ trợ trong việc gia tăng sự hiểu biết tốt hơn về tôn giáo,
sự khoan dung và ý nghĩa sâu sắc của các tôn giáo khác từ quan điểm của
phật giáo, hay nói cách khác là để tìm hiểu thế nào là thái độ của
phật giáo đối với các tôn giáo khác .
Ý nghĩa sâu sắc của tôn giáo là
ở chỗ duy trì và kính trọng tôn giáo của riêng mình nhưng không để mất
đi sự kính trọng đối với các tôn giáo khác . Từ đó, chúng ta sẽ thiết
lập một sự hiểu biết hổ tương, hợp tác và khoan dung giữa những nhà
tôn giáo với nhau để tất cả cùng đạt đến sự đòan kết và lợi lạc.
Người ta luôn nói về lòng bác ái của
tôn giáo và tầm quan trọng của nó, nhưng ít khi chú trọng đến cách tu tập
để đạt đến sự khoan dung độ lượng này. Ở đây cũng hy vọng rằng
trong mục tiêu nhắm đến của bài viết, độc giả có thể có được một
hình ảnh rõ ràng hơn về tánh cách độ lượng của tôn giáo và cố gắng
để thăng hoa tính độ lượng đó. Chúng ta nên cố gắng lọai bỏ cái gọi
là phức cảm tự tôn luôn cho mình là hơn người, ngờ vực lẫn nhau, định
kiến tôn giáo và các động cơ ích kỷ, để làm tốt đẹp và nâng cao
tôn giáo mà mình đang kính trọng. Do đó, tìm hiểu tôn giáo là điều cần
thiết.
Tất cả những người có tôn giáo
phục vụ cho một nguyên lý chung của nhân lọai là giải thóat và gíac ngộ
. Việc truy tìm gíac ngộ và giải thoát là việc tìm cầu chân lý. Bất hạnh
thay! Chính trong chúng ta có nhiều cách thực tập và niềm tin tôn giáo buồn
cười mà được mô tả giống như tương tợ chân lý, mà thực sự là
chúng cách xa chân lý. Đối với những nhà tôn giáo chân chính chúng ta phải
có can đảm và lòng tin để xác định rằng những gì là nhận thức sai lầm
và cố gắng để chỉnh lý nó làm cho phù hợp với khoa học và hợp lý
để đáp ứng các yếu tố cần thiết của chân lý. Chúng ta sẽ thất bại,
nếu chúng ta cố bám víu vào những điều mà chúng ta biết không phải là
chân lý. Chúng ta sẽ sai lầm nếu trong việc tu tập tánh khoan dung, mà
không tương xứng, không phù hợp với chân lý. Trong việc truy tìm chân
lý, chúng ta nên lọai bỏ các thái độ tranh đua hơn thua mà phải hợp
tác làm việc để đạt mục tiêu cao thượng của chúng ta là hòa hợp
tôn giáo vì lợi ích của nhân lọai.
Đức Phật đã chỉ ra rằng khi ngài
còn tại thế có nhiều cách tu tập tại Aᮠkhông có chấp nhất về các
giá trị tôn giáo nào, ngài đã nhã nhặn khuyên những đệ tử của mình
bố thí đồ ăn cho các bà la môn cùng những người khất sĩ khác và cổ
vũ họ một cách bình đẳng, bất luận họ theo tôn giáo nào. Đức Phật
cũng đã khuyên các đệ tử không làm tổn thương đến các tu sĩ và bà
la môn và Ngài đã hòa giải các tu sĩ cũng như các bà la môn hòa hợp lại
với nhau. Đức Phật đã nói rằng khi một người lừa gạt bà la môn, một
tu sĩ hoặc người nghèo bằng cách nói dối, điều này là nguyên nhân đọa
lạc của người đó. Vì vậy, ngài đã cư xử chân thật, tốt bụng đối
với tất cả mà không có sự phân biệt nào hết.
Mục đích của phật giáo là hướng
dẫn mọi người sống đời sống thánh thiện, không bao giờ có tâm hãm hại
người khác, trau giồi phẩm chất con người để đạt chân giá trị nhân
bản, tỏa sáng lòng từ bi bao la, bình đẳng đến tất cả không có sự
phân biệt, tu tập tâm tránh làm điều ác và thanh tịnh để đạt an lạc
và hạnh phúc.
Phật giáo là một tôn giáo hướng dẫn
con người "biết sống và bảo vệ sự sống". Trong lịch sử thế
giới không có sự kiện nào cho thấy rằng người phật tử đã làm điều
nguy hại đối với tôn giáo khác ở bất cứ nơi nào trên thế giới vì mục
đích truyền bá phật pháp. Người phật tử không xem sự tồn tại của
các tôn giáo khác như là một chướng ngại đối với hạnh phúc và an lạc
của nhân gian.
Thông điệp của Đức Phật là một
sự mời gọi tất cả mọi người gia nhập vào tình huynh đệ bao la để
tạo sức đòan kết vì an lạc và hạnh phúc của con người. Ngài đã
không có lựa chọn người và chính Ngài cũng không xem mình là người được
chọn.
Tăng đòan truyền bá chánh pháp đầu
tiên của Đức Phật là những bậc A la hán (những bậc thánh thiện hòan
tòan). Họ là những người cao thượng do sự nỗ lực, tinh cần về sự xã
ly và tu tập đạt đến sự hòan thiện. Trước khi gởi những đệ tử này,
Đức Phật đã khuyên họ như sau:
"Này các tỳ kheo, hãy lên đường
vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng
đối với đời, vì lợi ích an lạc cho chư thiên và lòai người. Này các
tỳ kheo, hãy tuyên thuyết giáo pháp cao thượng, để đưa đến một đời
sống thánh thiện, hòan tòan thanh tịnh".
Theo lời khuyên này, Đức Phật muốn
nói với tất cả mọi người sự khác biệt giữa thiện và ác, Ngài muốn
dạy con người phương cách sống để đưa đến một đời sống hạnh phúc
an lạc và lợi ích. Ngài không bao giờ khuyên các đệ tử của mình cải
đạo người khác từ tôn giáo này sang tôn giáo khác. Lý tưởng giáo hóa
của Ngài là giới thiệu cách sống chân chánh thánh thiện.
Đức Phật không chỉ trích, lên án
bất kỳ tôn giáo nào mà trái lại gíac ngộ con người bằng việc chỉ
cho họ sự vô ích của hai cực đoan : hành xác và hưởng dục và tránh việc
thực hành những điều vô nghĩa hoặc mê tín dưới nhãn hiệu tôn giáo.
1. Tôn giáo chân chánh
Để trả lời cho câu hỏi cái gì cấu
thành một tôn giáo đích thực, Đức Phật đã đưa ra một sự khẳng định
vô tư rằng bất kỳ nơi nào pháp Tứ diệu đế và Bát chánh đạo được
tìm thấy, nơi nào có người tu tập chân chánh để đạt đến tiến bộ
tâm linh thì nơi đó được coi là tôn giáo đích thực. Ngài đã không nói
rằng phật giáo là tôn giáo chân chánh duy nhất trên thế gian này mà ngài
lại cổ vũ con người chấp nhận và tôn kính chân lý đối với bất kỳ
nơi nào chân lý thật sự được tìm thấy. Điều này có nghĩa là chúng
ta không nên xem thường các lời dạy hợp lý của những tôn giáo khác. Một
thái độ như vậy rõ ràng cho thấy rằng Đức Phật không bao giờ có
thành kiến đối với các tôn giáo khác, Ngài cũng không độc quyền nắm
giữ chân lý. Ngài muốn chỉ ra một điều duy nhất – chân lý và tất cả
các lời dạy của Ngài là dựa trên Tứ diệu đế: chân lý về khổ,
nguyên nhân của nó, sự đọan diệt khổ và con đường đưa đến sự đọan
diệt khổ.
Lúc nào Đức Phật cũng khuyên các
đệ tử của Ngài làm những điều cần nên làm, không chỉ vì lợi ích
và hạnh phúc của riêng mình mà còn vì lợi ích và hạnh phúc của những
người khác. Ngài đã nói: " Nếu điều đó tốt cho bạn và người
khác thì cần nên làm. Ngược lại, nếu điều đó có hại cho bạn và những
người khác thì không nên làm". Là một nhà cải cách xã hội, Đức
Phật đã khám phá ra cội gốc sâu xa của khổ đau nhân loại – là tham
sân si đã cắm sâu trong tâm con người. Do đó, chỉ có sự cải thiện đúng
đắn nơi tâm con người mới có thể mang đến hiệu quả. Sự cải thiện
dựa trên thế giới bên ngoài bằng thế lực hoặc sức mạnh thì chỉ có
thể kéo dài trong một thời gian ngắn, nhưng sự cải cách xuất phát từ
chuyển hóa nhận thức bên trong của con người thì lâu bền hơn.
Cái bất thiện có khuynh hướng tăng
trưởng tham, sân, si phải được vượt qua và chuyển đổi bởi sức mạnh
của từ bi và trí tuệ. Chính ngang qua sự thanh tịnh tâm mà an lạc và hạnh
phúc có thể được mang đến một cách hữu hiệu thông qua tôn giáo.
Phật giáo đã trở thành tôn giáo
có tăng đòan truyền giáo đầu tiên trên thế giới. Cách đây gần 2300 năm,
nhờ nỗ lực nhiệt tâm của Hòang đế A Dục (305-268 trước Tây lịch)
(là người đạt đến đỉnh cao của khát vọng quyền lực, đã từ bỏ
chiến tranh bạo động giết người để trở thành một người phật tử
thuần thành ủng hộ phật pháp và văn hóa phật giáo trong thời gian trị
vì của mình). Ngài đã phái các đòan truyền bá chánh pháp, gồm cả con
trai và con gái của mình đi khắp đất nước Aᮠđộ và nước ngòai để
mang thông điệp cứu khổ của Đức Phật đến với mọi người. Vận dụng
truyền thống cao thượng của Đức Phật, nhà vua đã không bao giờ quên
nhắc nhở những sứ gỉa truyền giáo này được chỉ trích hay xem thường
bất kỳ tôn giáo khác trong khi đang thuyết giảng phật pháp. Lời khuyên
này đã được khắc trên trụ đá của vua A Dục bằng chữ Phạn và ngày
nay những tàn tích này vẫn còn được thấy ở Sarnath, Ba La Nại, Aᮍ Độ.
Trụ đá ghi như sau:
"Chúng ta không nên tôn trọng
chỉ riêng tôn giáo của mình và chỉ trích các đạo của những người khác
mà nên tôn trọng các tôn giáo khác vì lý do này hay lý do khác . Với việc
làm này, chúng ta mới giúp tôn giáo của mình phát triển và làm cho sự
nghiệp truyền bá của các tôn giáo khác cũng phát triển. Ngược lại với
hành động này, là chúng ta tự chuốc lấy tai họa cho tôn giáo mình và cũng
tổn hại cho đạo khác. Bất kỳ ai tôn trọng đạo của mình và chỉ
trích các đạﯠkhác, rồi cho rằng làm như vậy là trung thành với tôn
giáo của mình, nghĩ rằng "Tôi sẽ mang vinh quang về cho đạo của mình".
Vì vậy, sự hòa hợp là tốt nhất: " Hãy lắng nghe tất cả và sẳn
lòng lắng nghe những giáo lý mà các tôn giáo khác tuyên thuyết".
Các dân tộc ở Á Châu đã có nhiều
lý do để biết ơn vị đại hòang đế này. Là một nhà cai trị, ngài đã
làm tròn bổn phận ủng hộ các tôn giáo khác mà không có sự phân biệt.
2. Hòa hợp tôn giáo
Các nguyên lý tôn giáo đều có mục
đích phục vụ con người. Nếu có nhóm cá biệt nào của nhân lọai mà
không áp dụng các đức tính cao quý được dạy bởi tôn giáo như là từ
bi, kiên nhẫn, khoan dung và hiểu biết thì sẽ khó cho những người khác
chung sống hòa bình.
Đó là điều rất tự nhiên đối với
người ích kỷ, xảo quyệt để lợi dụng lòng tốt nhưng hãy để cho tất
cả những nhà tôn giáo ngày nay nhớ rằng những người đấu tranh, những
cuộc đổ máu dưới danh nghĩa tôn giáo, không theo các nguyên lý tôn giáo
và không phục vụ nhu cầu con người. Họ đấu tranh vì lợi ích cá nhân
hoặc là quyền lực bởi việc dùng danh nghĩa tôn giáo. Những người tu tập
tôn giáo chân chánh không có lý do nào để đấu tranh, họ nên hòa giải
các vấn đề của họ trong tánh cách hòa bình. Một tôn giáo chân chánh
không bao giờ khuyến khích bất kỳ hình thức bạo động nào dưới bất
kỳ hòan cảnh nào. Đồng thời không có sự phân biệt chủng tộc khi người
ta thực hành phương pháp tu tập. Người phật tử có thể sống và làm việc
với những người khác đạo mà không có bất kỳ thái độ thù địch nào.
Người phật tử không bao giờ có máu đổ trong sự phân biệt khác nhau giữa
họ với những tôn giáo khác vì lợi ích của tôn giáo.
Ngày nay vì sự hung bạo đã và đang
tiếp tục bành trướng dưới danh nghĩa tôn giáo, nhiều người đã trở
nên thất vọng khi đề cập đến từ "tôn giáo " .
Chủ nghĩa duy vật, đạo đức giả
và sự cuồng tín đang giả trang dưới chiêu bài tôn giáo đã gây ra thảm
hại ghê gớm nhất trong lịch sử nhân lọai. Gía trị tôn giáo đích thực
là sự biến mất nhanh chóng khỏi tâm con người khi họ đi tìm sự huyền
bí sâu kín. Các tôn giáo lớn của thế giới đang lao vào trong vô số
hình thức khiến cho một số người nhạo báng tôn giáo . Đã đến lúc
các nhà tôn giáo hãy cùng nhau đưa các giá trị tôn giáo vào trong một bối
cảnh thích hợp, thay vì chỉ tranh luận trên sự khác biệt của các ý thức
hệ hoặc thần học của tôn giáo .
Tôn giáo không nên giới hạn ở sự
thờ phượng và cầu nguyện. Tôn giáo không có phải là một phương tiện
cho sự thuyết giảng suông mà là một phương tiện thực tiễn cho con người
họat động vô hại, có đóng góp cho nhân lọai, đạt đến an lạc và hạnh
phúc chân thật.
Các tôn giáo khác nhau có thể có những
niềm tin và những quan điểm khác nhau đối với sự khởi đầu và chấm
dứt của sự sống, cũng như sự diễn giải khác nhau về việc giải
thóat tối thượng. Nhưng chúng ta không nên bận tâm đối với những vấn
đề không đồng nhất tạo ra sự xung đột, mâu thuẫn, hiểu lầm, hận
thù và đấu tranh.
Có nhiều đức tính chung đủ để các
nhà tôn giáo trình bày lý thuyết và thực tập, để con người có thể sống
đời sống chân chánh, an lạc và có văn hóa.
Chúng ta không nên xem thường và khiển
trách những người khác . Nếu làm như vậy, chúng ta mở đường cho các
nhóm chống tôn giáo đang sẳn sàng nhạo báng và chỉ trích các tôn giáo .
Chúng ta không nên cư sử trong cách như vậy, khi bày tỏ thái độ thù địch
của chúng ta đối với các nhà có tôn giáo . Nếu chúng ta làm như vậy,
người ta sẽ nói rằng tôn giáo khuyến khích chúng ta chia rẻ.
Phật giáo không cấm đóan việc bày
tỏ lòng tôn kính đối với các đạo sư của các tôn giáo khác , cũng không
hạn chế họ thăm viếng chiêm bái các nơi thờ phượng và thánh tích
ngòai phật giáo. Họ có thể bày tỏ sự hợp tác trong khi tu tập các
nguyên lý căn bản của phật giáo.
Phật giáo khuyến khích sự hợp tác
và hiểu biết trong các tôn giáo khác . Từ quan điểm này của phật giáo,
thì nhãn hiệu tôn giáo không phải là điều quan trọng nhất đối với
người được xem là tôn giáo, nhưng một người hướng dẫn đời sống tâm
linh thánh thiện, vô hại có thể được xem như là tôn giáo .
Những người vạch lỗi và chỉ
trích phật giáo chỉ có thể làm được điều đó ở mức độ cạn cợt.
Họ có thể chỉ trích các pháp môn tu tập truyền thống, các cách thức
và lễ nghi nhưng không thể chỉ trích nguyên lý đã được Đức Phật thiết
lập. Vì những nguyên lý này là hòan thiện ở mọi thời. Mọi người có
thể tu tập được những nguyên lý này nếu họ muốn.
Các phương pháp dùng để giới thiệu
giáo pháp của Đức Phật đều khế lý và khế cơ. Đức Phật đưa ra chân
lý này ngang qua lí trí và thực nghiệm. Lời dạy này được trình bày rõ
ràng, giản dị, gây ấn tượng sâu sắc và rõ ràng giúp cho tâm con người
chúng ta không điên đảo và trở nên sáng suốt. Phương pháp này hiển
nhiên làm sáng tỏ những nghi ngờ và lọai bỏ những mê tín mù quáng, hạn
hẹp. Vì vậy, lời dạy của Đức Phật đã thuyết phục tâm và trí của
những người thiết tha tìm cầu chân lý. Quan điểm phật giáo về sự
khoan dung và hiểu biết cũng đã thuyết phục những nhà tư tưởng lớn,
triết gia, nhà duy lý, nhà tư tưởng tự do, nhà theo thuyết bất khả tri…
đều đánh giá phật giáo là một phương thức sống an lạc.
Theo Đức Phật, con người do tính tự
ngã mạnh mẽ nên phân biệt có sai khác. Khi điều này lắng dịu thì mối
quan hệ lành mạnh giữa những con người với nhau sẽ phát triển. Tìm cầu
cách sống hòa bình , an lạc phải bắt đầu từ bên trong buông xã những
thủ chấp này chứ không phải bên ngoài mà được .
Nếu các nhà tôn giáo ngày nay không
thể cùng nhau làm việc trong sự hòa hợp, bình đẳng không có sự phân biệt
hoặc thái độ thù nghịch đối với người khác thì hòa bình mà chúng ta
nói đến sẽ chỉ là trong giấc mơ mà thôi.
Khi những nhà tôn giáo chân chánh, thật
lòng nối vòng tay lớn, hợp nhất những nỗ lực lại với nhau thì sẽ loại
trừ được tất cả những tranh luận, và phân biệt giáo lý sai khác, và
sẽ cố gắng phổ biến những giá trị tâm linh của những tôn giáo khả
kính của chúng ta vì sự an lạc và hạnh phúc cho con người, mà không
phân biệt tín ngưỡng hoặc chủng tộc nào. Chúng ta cũng nên nhớ rằng
tôn giáo hiện hữu vì lợi ích của nhân loại và như vậy không nên lạm
dụng một cách quá mức trong bất cứ cách nào chỉ vì cho lợi ích và
vinh quang của cá nhân.
3. Sự hợp nhất
Hãy để những nhà tôn giáo hòa hợp
mà không dùng chủ nghĩa quân phiệt tôn giáo. Hãy để họ hợp nhất để
chấm dứt tất cả hành động hung bạo và sát nhân trong danh nghĩa chiến
tranh. Hãy để các tôn giáo hòa hợp để mang lại tự do cho con người, và
để tìm thấy một tôn giáo theo đức tin của họ. Hãy để các tôn giáo
đòan kết lại với nhau để loại trừ tư tưởng độc quyền tôn giáo.
Hãy để các tôn giáo thống nhất lại không dùng tôn giáo ở nơi buôn
bán cho việc thuyết phục những người khác bằng cách tuân theo những phương
thức không rõ ràng. Hãy để các tôn giáo hòa hợp lại để tôn trọng niềm
tin và phương pháp tu tập của người khác, miễn là tín ngưỡng và sự
tu tập này không tổn hại và lừa dối mọi người. Hãy để các tôn
giáo hòa hợp để tẩy sạch những thái độ thách thức của việc chạy
đua tôn giáo không lành mạnh. Hãy để các tôn giáo hòa hợp để loại trừ
những đồi bại, những cách tu trái luân lý đang phổ biến trong xã hội
hiện đại. Hãy để các tôn giáo hòa hợp để giới thiệu cách sống ôn
hòa giữa những tín đồ của họ và khuyên họ không đi vào các cực
đoan.
Các nhà sáng lập của mỗi tôn giáo
đã có những mục tiêu căn bản là hòa hợp nhân loại – để nuôi dưỡng
sự đòan kết, thiện chí và sự hiểu biết giữa tất cả mọi người trên
thế giới.
Theo đường hướng này, nhiều nhà
lãnh đạo tôn giáo khác cũng đã tìm cách để phát triển lãnh vực sâu sắc
này vì đức tin của người khác. Tuy nhiên, bất hạnh thay, một số tín
đồ nào đó của mỗi tôn giáo, vì những lý do ích kỷ cá nhân và tâm hẹp
hòi, không độ lượng đã đi ngược với tôn chỉ đích thực của tôn
giáo và do vậy đã tạo ra sự hỗn độn, hiểu lầm, phân biệt và không
khoan dung.
Chúng tôi tha thiết hy vọng từ sự
nhận thức các sự kiện này, một ngày nào đó nhân loại sẽ bắt tay
nhau làm việc hòa hợp trong tình huynh đệ bao la vì lợi ích và an lạc của
tất cả mọi con người trên hành tinh này.
Cuối cùng, kính trọng tôn giáo của
người khác sẽ làm nảy sinh sự tự tin cho tôn giáo của chính mình.
{Dịch từ nguyên tác tiếng Anh
"The Buddhist Attitude towards other Religions" của Đại lão HT. K. Sri
Dhammananda, trong tác phẩm " Các Viên Ngọc Trí Tuệ của phật giáo
"( Gems of Buddhist Wisdom), CBBEF, Taiwan, 1996, trang 497-508}
