MỤC LỤC

 

 

 
 

 

   Lời Giới thiệu của NXB

   Lời Mở đầu

 * * *

Chương 01

Chương 02

Chương 03

Chương 04

+ Hình ảnh 1

Chương 05

Chương 06

Chương 07

Chương 08

Chương 09

Chương 10

Chương 11

Chương 12

Chương 13

Chương 14

Chương 15

Chương 16

Chương 17

Chương 18

Chương 19

Chương 20

 

THƯ MỤC

PHỤ LỤC

Phụ lục A

Phụ lục B

Phụ lục C

Phụ lục D

Phụ lục E

Phụ lục F

 

+ Hình ảnh 2

 

* * *

 

 

PHỤ LỤC

* * * * * * * * * * * * * *

  

DẪN NHẬP

 

Phần phụ lục này trích đăng lại các nhận định và phê phán của những nhân vật và tổ chức Việt Nam đã sống, chứng kiến và nhiều khi tham dự vào những biến cố tại miền Nam trong 9 năm dưới chế độ Ngô Đình Diệm.

Đáng lẽ trong tình trạng lưu vong tại nước ngoài, tác giả có thể tự cho phép mình chỉ giới hạn trong việc sưu tầm dễ dàng những chứng liệu đẩy đủ và khả tín do người ngoại quốc trình bày mà không cần tự bắt buộc khó khăn tìm kiếm những tài liệu Việt Nam hiếm hoi tại hải ngoại.

Nhưng vì nghĩ rằng chính những người Việt Nam đã sinh ra, lớn lên và sống trong giai đoạn đó để chia sẻ những hiện thực của thời đại, hoặc chính những người Việt trẻ tuổi hơn, sau thảm trạng mùa Xuân năm 1975 mà họ kinh qua, đã biết suy nghiệm chín chắn để phê phán về một giai đoạn lịch sử hiện đại... mới cảm thông sâu sắc và đánh giá trung thực hơn, nên tác giả đã quyết định sử dụng những nguồn sử liệu của chỉ người Việt để phần Phụ Lục này mang được giá trị của một Bản án Lịch Sử tổng hợp và chung quyết của Dân tộc Việt Nam về chế độ Ngô Đình Diệm.

Tổng hợp và chung quyết vì trong số những tài liệu Việt Nam thâu thập được tại hải ngoại, tác giả đã chỉ tuyển chọn những nhân vật có tính cách đại diện tiêu biểu cho tiếng nói của nhân dân miền Nam hoặc biết rõ ràng về chế độ Ngô Đình Diệm.

Họ là những cộng sự viên thân tín của anh em ông Diệm hay là những nhân vật nòng cốt liên hệ đến sự tồn vong của chế độ như Bảo Đại, Trần Văn Chương, Võ Văn Hải, Nguyễn Thái, Đoàn Thêm, Nguyễn Đình Thuần, Lê Văn Thái... Họ là những người làm văn học nghệ thuật đứng trên những mâu thuẫn chính trị nhưng không đứng ngoài những âu lo chung về vận mệnh của Tổ quốc và Phúc lợi của đồng bào như Tăng Xuân An, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Lê Văn Siêu, Quách Tấn, Nhật Tiến, Dương Tấn Tươi, Nguyễn Vỹ...

Họ cũng là những tăng sĩ Phật giáo như Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh, hay tu sĩ Thiên Chúa giáo như Giám mục Nguyễn Văn Bình, Linh mục Lê Quang Oánh. Họ cũng là sinh viên đấu tranh như Bùi Ngọc Đường, Tôn Thất Tuệ, hay quân nhân như Phan Nhật Nam, Nguyễn Cao Kỳ.

Họ thuộc thành phần đảng phái quốc gia như Phan Bá Cầm, Phan Quang Đán, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Long hay thuộc lực lượng ký giả đấu tranh như Từ Chung, Hiếu Chân, Lê Minh Trực. Họ là thế hệ tiền chiến như Trần Văn Ân, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Thế Truyền, Hoàng Văn Chí, Trần Văn Hương, thế hệ trung niên như Kiêm Đạt, Đinh Thạch Bích, Trần Văn Sơn, Phạm Nam Sách, hay thế hệ đang đấu tranh cho tương lai đất nước như Vũ Thế Ngọc, Ngô Quốc Sĩ, Từ Tâm, Lý Khôi Việt...

Họ là tất cả, họ là người Việt Nam. Từ những vị thế khác nhau, từ những góc cạnh khác nhau, họ đã lương thiện dõng dạc cất tiếng nói chung để tạo thành một tiếng vang vọng NGÀN NĂM BIA MIỆNG ghi lại lời Tuyên án Lịch Sử của dân ta về bản chất và hành xử của chế độ Ngô Đình Diệm trong chín năm làm chủ miền Nam.

Chỉ với số tài liệu Việt ngữ hiếm hoi và chỉ với những nhân chứng sống tại hải ngoại mà tác giả có cơ hội liên lạc, tác giả đã kết tụ lại trong phần Phụ Lục này mà về hình thức được chia thành năm phần:

- Phần thứ nhất gồm những nhận định và phê phán của 100 nhân vật hoặc tổ chức về chế độ Ngô Đình Diệm. (Phụ Lục A).

- Phần thứ nhì gồm 6 bài viết phân tích và lượng giá về một số vấn đề liên hệ đến chế độ. (Phụ Lục B).

- Phần thứ ba gồm 4 lá thư riêng mà tác giả nhận được từ sau 1975 của thân hữu có liên quan đến nội dung của tập hồi ký. (Phụ Lục C).

- Phần thứ tư gồm hai bản cáo trạng lên án những cấp lãnh đạo của hai nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa (Phụ Lục D).

- Phần thứ năm (được thêm vào ở lần tái bản 1993) gồm 11 bài đọc thêm về một số dữ kiện liên hệ đến một số nhân vật được đề cập đến trong tập Hồi ký (Phụ Lục E).

Như đã nói trong lời mở đầu, tác giả xin tạ lỗi đã không liên lạc được với tất cả những người có trích dẫn trong phần Phụ Lục này để xin phép trước và để cảm ơn quý vị. Lời tạ tội và lời cảm ơn đó không phải chỉ vì những thủ tục tác quyền hình thức bây giờ mà còn vì trong quá khứ, quý vị đã cất tiếng nói dùm cho lương tâm dân tộc Việt Nam và lương tri con người Việt Nam.

Và đó chính là nguyên ủy của tập Hồi Ký cũng như riêng phần Phụ Lục này.

 

 
 

<<  First   

 <  Previous

Next  >

  Last >>
 

Design by GDOL - 2008